“Hành trình tìm kiếm phong cách chuẩn mực” sôi nổi, chất lượng hơn với những bài viết hay

“Hành trình tìm kiếm Phong cách chuẩn mực” do Tổng Công Ty Cổ Phần May Việt Tiến phát động đã diễn ra sôi nổi, “chất lượng” hơn với sự xuất hiện của những tiêu chí chuẩn mực về công việc và xã hội. Chương trình nhận được nhiều lời khen tích cực từ cộng đồng vì góp phần tôn vinh phong cách của phái mạnh.

Gắng phấn đấu “tốt gỗ, tốt cả nước sơn”!

…Anh luôn quan niệm người đàn ông chuẩn mực trong thời đại hiện nay là người có một công việc tạo ra thu nhập chính đáng, biết cách chăm sóc quan tâm đến bản thân và gia đình, biết cách ăn mặc nói năng phù hợp với mỗi nơi mà họ đến và với mỗi người mà họ giao tiếp. Với anh, việc tạo được phong cách chuẩn mực rất quan trọng đối với tất cả mọi người trong cuộc sống, bởi vì khi bạn xuất hiện trước mặt người khác với bộ dạng như thế nào, thì tự khắc “bộ dạng” đó sẽ nói cho người đối diện biết đến 90% về con người của bạn, và còn gì tuyệt vời hơn khi ngay từ cái bắt tay, hay ánh nhìn đầu tiên của đối phương, đã dành cho bạn sự cảm mến, tôn trọng.

(Doanh nhân Nguyễn Thanh Tùng)
Người tham gia: Đinh Thị Bình Dương

Phong cách chuẩn mực giúp chúng tôi không lùi lại phía sau


…Đối với công việc, anh Đức luôn thể hiện thái độ làm việc nghiêm túc và đam mê công việc. Anh thường đi làm sớm hơn, sử dụng thời gian làm việc có hiệu quả, ngoài thời gian làm việc ở công ty anh dành thêm thời gian để nâng cao chuyên môn… Trên góc độ của một người quản lý, anh truyền được ngọn lửa nhiệt tình tới được các nhân viên. Đặc biệt với những nhân viên mới, anh dành nhiều tâm huyết để hướng dẫn họ. Khi hoạch định chiến lược kinh doanh thì việc cân đối các chỉ tiêu lợi nhuận, chất lượng, tiến độ như thế nào. Anh luôn ưu tiên về chất lượng, cam kết về tiến độ và một mức lợi nhuận vừa phải để có được lòng tin, nâng cao uy tín. Đối với các đối tác anh không chỉ suy nghĩ cho mình mà làm sao cho vẹn toàn, cân đối các lợi ích của đối tác và xã hội.

(Doanh nhân Nguyễn Văn Đức)
Người tham gia: Nguyễn Bạch Thảo Vy 

Sự chuẩn mực của một phong cách doanh nhân


Đối với những người thường gặp gỡ anh, thì phong cách của doanh nhân Nguyễn Tuấn Quỳnh không toát lên từ trang phục, mà từ vốn kiến thức và sự trải nghiệm, tác phong làm việc, thái độ cởi mở nhiệt thành, và từ sự máu lửa, hết mình trong từng công việc mà anh tham gia. Anh có thể say sưa, miệt mài chia sẻ với các bạn trẻ về con đường lập nghiệp, về những kỹ năng cần thiết, chia sẻ cả những thất bại mà anh đã gặp phải trên con đường mà anh đã đi qua. Anh cũng có thể dành nhiều giờ liền lắng nghe các bạn trẻ trình bày một đề án, một dự định, hoặc đơn giản chỉ là một kế hoạch rất nhỏ được tổ chức trong trường đại học, để rồi sau đó anh cặn kẽ tư vấn cho họ, chỉ ra những điểm hay, khắc phục những điểm còn hạn chế, hướng dẫn các bạn đến gặp những người có thể giúp đỡ được họ hoàn thành kế hoạch của mình. 

(Doanh nhân Nguyễn Tuấn Quỳnh)
Người tham gia: Lê Quỳnh Thư 

Người thầy chuẩn mực trong lòng sinh viên


…Với cái “Tâm” của người giáo viên, thầy luôn tâm huyết với nghề, không ngừng tìm tòi nghiên cứu, đưa những bài học thực tế ngoài xã hội mà thầy đã trải qua vào từng bài giảng để sinh viên dễ dàng tiếp thu và ứng dụng. Những chia sẻ của thầy về những triết lý trong cuộc sống thể hiện rõ hơn cái “Đức” của một nhà giáo. Thầy từng nói: “Con người ta không sợ mình làm sai. Quan trọng là phải biết mình sai ở đâu, biết chấp nhận và sửa sai…”. Ngày chia tay nhau để bước vào đời, cả thầy và trò đều thấy cay ở mắt. Thầy an ủi rằng: “duyên”gặp mặt giữa thầy và các em đã hết. Rồi sau này ra đời, các em sẽ có những “duyên” khác… Cái này qua đi rồi cái khác sẽ đến, đừng buồn nữa các em!”. 

(TS. Huỳnh Thanh Tú – Phó trưởng khoa QTKD trường ĐH Kinh Tế – Luật TP.HCM)
Người tham gia: Phạm Thái Hoàng An 

Trang phục cũng là thước đo của sự chuẩn mực


Đối với tôi, phong cách chuẩn mực của người giảng viên được thể hiện rất rõ qua phong thái, cách ứng xử, giao tiếp với mọi người xung quanh. Bên cạnh đó, trang phục mà họ mặc lên giảng đường mỗi ngày cũng là thước đo quan trọng cho sự chuẩn mực. Trang phục của bố tôi, Thầy Lê Hồng Phong – hiện đang là Giảng viên của trường đại học Đà Lạt, quanh quẩn từ ngày này sang ngày khác chỉ có mỗi bộ veston, áo sơ-mi cùng đôi giày da. Bố vẫn nói vui với chị em tôi rằng, chẳng như các cô giáo có cơ hội ngày mặc quần tây, ngày diện váy đầm, ngày thì thướt tha áo dài tới lớp, còn thầy giáo chỉ có độc nhất áo sơ mi, cà-ra-vát và vest làm bạn đồng hành. Nhưng để may được một bộ vest thì phải tốn một số tiền không nhỏ, vải vest cũng không có nhiều màu sắc đa dạng, hết đen rồi xám, xanh, kem,… Thế nên, mẹ với chị em tôi thường “làm đẹp” cho bố bằng những chiếc áo sơ-mi. 

(Thầy Lê Hồng Phong – Giảng viên trường ĐH Đà Lạt)
Người tham gia: Lê Phong Lê 

Hoàng Nguyễn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *